Triệu chứng suy thận độ 1 trong nhiều trường hợp không biểu hiện rõ ràng khiến người bệnh khó khăn trong việc phát hiện và điều trị. Triệu chứng suy thận nhẹ thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy suy thận độ 1 nguy hiểm không và có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều người. Nội dung bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề này
Nội dung bài viết
Suy thận độ 1 là gì
Bệnh suy thận được chia thành 5 cấp độ trong đó cấp độ 1 là tình trạng suy thận nhẹ nhất. Việc phân chia các giai đoạn được dựa trên chỉ số gọi là mức lọc cầu thận. (Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về mức lọc cầu thận và cách tính trong bài viết này: Công thức tính mức lọc cầu thận, kết quả bao nhiêu là bình thường?)
Người bị suy thận mãn tính giai đoạn 1 có mức lọc cầu thận (GFR) ở mức bình thường hoặc cao hơn 90 ml/phút. Đa số mọi người không nhận ra mình đang bị suy thận cấp độ 1 do các dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn này thường không rõ ràng.
Bệnh thường được phát hiện khi bệnh nhân đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm tiểu đường, huyết áp vì đây là hai nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm chức năng thận
Triệu chứng suy thận nhẹ độ 1
Thường không có triệu chứng nào cho thấy thận đang bị tổn thương vì thận vẫn có thể hoạt động tốt ngay cả khi không đạt 100% hiệu suất. Có chăng các triệu chứng suy thận nhẹ gặp phải như chán ăn, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, đau lưng lại rất dễ nhầm với các bệnh khác nên rất khó chẩn đoán suy thận độ 1 qua triệu chứng
Khi thực hiện những xét nghiệm chuyên sâu thì các bác sĩ có thể xác định một người có bị suy thận hay không bao gồm
- Xét nghiệm máu thấy mức creatinine hoặc urê cao hơn bình thường
- Xét nghiệm nước tiểu thấy có máu hoặc protein
- Bằng chứng tổn thương thận khi chụp MRI, CT, siêu âm hoặc chụp X-quang
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh thận đa nang
Nguyên nhân suy thận độ 1
Bệnh thận mãn tính đôi khi xuất phát từ các bệnh nguyên phát của thận, nguyên nhân chính là bệnh tiểu đường và huyết áp cao.
Bệnh đái tháo đường týp 1 và týp 2 gây ra một tình trạng gọi là bệnh thận đái tháo đường, là nguyên nhân hàng đầu của bệnh thận. Huyết áp cao nếu không được kiểm soát có thể ảnh hưởng đến thận theo thời gian.
Viêm cầu thận là tình trạng viêm và tổn thương hệ thống lọc của thận, có thể gây suy thận. Tình trạng sau nhiễm trùng và lupus là một trong nhiều nguyên nhân gây viêm cầu thận. Bệnh thận đa nang là một nguyên nhân di truyền của bệnh thận mãn tính trong đó cả hai thận có nhiều u nang.
Sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Motrin, Advil) và naproxen (Naprosyn, Aleve) thường xuyên trong thời gian dài có thể làm suy giảm chức năng thận.
Tắc nghẽn và xơ cứng động mạch (xơ vữa động mạch) dẫn đến thận gây ra một tình trạng gọi là bệnh thận do thiếu máu cục bộ, là một nguyên nhân khác của suy thận độ 1.
Sự tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu bởi sỏi, tuyến tiền liệt mở rộng, hẹp hoặc ung thư cũng gây ra bệnh thận. Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm HIV, bệnh hồng cầu hình liềm, lạm dụng heroin, amyloidosis, sỏi thận, nhiễm trùng thận mãn tính và một số bệnh ung thư.
Suy thận độ 1 có nguy hiểm không
Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, suy thận độ 1 là cấp độ nhẹ nhất trong 5 cấp độ của bệnh thận mận. Ở giai đoạn này chức năng của thận chỉ bị suy giảm nhẹ, triệu chứng biểu hiện không rõ ràng dễ nhầm lẫn với tình trạng sức khỏe khác. Chính vì điều này nên bệnh đã âm thầm tiến triển sang các giai đoạn nguy hiểm hơn khi người bệnh không khám sức khỏe thường xuyên.
Theo PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Giảng viên trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh) thì bệnh suy thận giai đoạn 1 là cấp độ nhẹ, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 90%. Ngược lại, nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ chuyển biến sang suy thận độ 2, 3, 4 nguy hiểm hơn.
Biến chứng của suy thận bao gồm:
- Thiếu máu: do thận không sản xuất đủ hormone erythropoietin, còn gọi là EPO kích thích tủy xương tạo ra các tế bào máu
- Loạn dưỡng xương: thường ảnh hưởng đến bệnh nhân đang lọc máu làm cho xương trở nên yếu, dễ biến dạng
- Ngứa: nhiều người điều trị lọc máu cũng cảm thấy bị ngứa nghiêm trọng do chất thải tích tụ trong máu.
- Rối loạn giấc ngủ: bệnh nhân chạy thận thường xuyên bị mất ngủ, nhiều người còn bị tình trạng ngưng thở khi ngủ với biểu hiện ngủ ngáy, ngáy đứt quãng lâu dần có thể dẫn đến trầm cảm
Triệu chứng suy thận nhẹ có chữa được không
Không có cách nào khiến chức năng thận hồi phục 100%. Các mục tiêu điều trị nhằm làm chậm sự tiến triển của bệnh, điều trị các nguyên nhân cơ bản, điều trị biến chứng, thay thế chức năng thận bị mất. Đối với suy thận độ 1, bệnh nhân chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao, uống thuốc là bệnh có thể hồi phục
Cách phòng bệnh
Kiểm soát đường huyết: Duy trì kiểm soát tốt bệnh tiểu đường là rất quan trọng. Những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết có nguy cơ cao mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường, bao gồm cả bệnh thận mãn tính.
Kiểm soát huyết áp cao: Điều này cũng làm chậm sự tiến triển của bệnh thận mãn tính. Nên giữ huyết áp dưới 130/80 mmHg nếu bị bệnh thận. Nó thường hữu ích để theo dõi huyết áp ở nhà. Thuốc huyết áp được gọi là thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) có lợi ích đặc biệt trong việc bảo vệ thận.
Chế độ ăn uống: Kiểm soát chế độ ăn uống là điều cần thiết để làm chậm sự tiến triển của bệnh suy thận độ 1 và nên được thực hiện với sự tư vấn chặt chẽ với bác sĩ chăm sóc sức khỏe và chuyên gia dinh dưỡng. (Bạn có thể tìm hiểu thêm những thực phẩm tốt cho thận và người bị bệnh suy thận trong bài viết này: https://vids.org.vn/thuc-pham-tot-cho-than.html
Suy thận độ 1 sau bao lâu thì tiến triển thành suy thận độ 2
Suy thận độ 1 nên uống thuốc gì ạ
Suy thận độ 1 có hồi phục không
suy thận nhẹ có chữa được khôngQ