Suy thận giai đoạn cuối (suy thận độ 5) xảy ra khi mức lọc cầu thận xuống thấp dưới mL/phút/1,73m2 hoặc thận mất hoàn toàn chức năng không thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Vậy người bị suy thận mãn tính giai đoạn cuối sống được bao lâu
Nội dung bài viết
Tỷ lệ suy thận mạn ở Việt Nam
Bác sĩ Nguyễn Vĩnh Hưng – Bệnh viện E cho biết trên thế giới có khoảng 500 triệu người bị các vấn đề về bệnh thận mãn tính. Trong đó có khoảng 3 triệu người đang phải điều trị lọc máu, ghép thận để duy trì sự sống.
Số liệu thống kê tỷ lệ suy thận mạn ở Việt Nam chưa chính thức tuy nhiên ước tính có khoảng 5 triệu người bị suy thận. Số ca bệnh mới được ghi nhận hàng năm là khoảng 8000 ca.
Chỉ tính riêng suy thận giai đoạn cuối điều trị lọc máu đã có khoảng 800.000 bệnh nhân tức là chiếm 0,1% dân số. Nguyên nhân chính của suy thận là do các bệnh tại thận, cao huyết áp và tiểu đường. Bệnh thận mạn thường tiến triển thành suy thận mãn tính làm mất chức năng thận. Lúc này bệnh nhân phải sử dụng các biện pháp điều trị thay thế để tiếp tục sống
Trước tình trạng tỷ lệ người bị suy thận mãn tính ngày càng gia tăng thì từ năm 2006, Tổ chức y tế thế giới đã chọn ngày thứ 5 tuần thứ 2 của tháng 3 hàng năm là ngày Thận thế giới để tất cả mọi người nâng cao nhận thực về tầm quan trọng của thận và cách phòng ngừa, điều trị bệnh về thận
Bệnh suy thận giai đoạn cuối là gì
Bệnh suy thận độ 5 hay suy thận mãn tính giai đoạn cuối là khi thận chỉ hoạt động ở mức 10-15% so với chức năng thận bình thường. Thận là một trong những cơ quan thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của cơ thể góp phần bảo vệ sức khỏe tổng thể của bạn.
Khi chức năng của thận giảm xuống đến mức thấp như ở giai đoạn cuối thì thận không thể loại bỏ các chất thải, chất lỏng dư thừa, chất độc trong máu hiệu quả được. Ngoài ra thận cũng thực hiện vai trò khác hỗ trợ cơ thể như vân bằng điện giải và sản xuất một số hormone
Triệu chứng suy thận độ 5
Bạn có thể không cảm nhận rõ các triệu chứng ở bệnh thận giai đoạn sớm tuy nhiên khi bệnh thận đã tiến triển đến giai đoạn cuối thì các dấu hiệu có thể nhận biết rõ bao gồm
- Buồn nôn và nôn
- Ăn không ngon miệng
- Cơ thể mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ
- Thay đổi lượng nước tiểu
- Co giật các cơ
- Bàn chân và mắt cá chân bị sưng phù
- Ngứa ngáy dai dẳng
- Đau tức ngực trong trường hợp chất lỏng tích tụ quanh niêm mạc của tim
- Khó thở nếu chất lỏng tích tụ ở phổi
- Huyết áp cao khó kiểm soát
Biến chứng suy thận giai đoạn cuối
Khi thận bị tổn thương thì chức năng thận rất khó để phục hồi hoàn toàn. Các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm
- Cơ thể giữ nước dẫn đến phù ở chân tay, huyết áp cao hoặc có dịch trong phổi gây khó thở
- Nồng độ kali máu tăng cao làm giảm khả năng hoạt động của tim đe dọa tính mạng
- Bệnh về tim mạch, mạch máu
- Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương
- Thiếu máu
- Giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, giảm khả năng sinh sản
- Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương
- Biến chứng thai kỳ gây nhiều rủi ro cho cả mẹ và em bé
Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối
Các giải pháp điều trị suy thận cấp độ 5 bao gồm lọc máu nhân tạo, ghép thận và chăm sóc hỗ trợ
Lọc máu
Lọc máu là một quá trình nhân tạo sử dụng một chất lỏng đặc biệt chứa hỗn hợp nước tinh khiết và hóa chất để loại bỏ cẩn thận chất thải, muối và thêm nước từ máu mà không loại bỏ các chất mà cơ thể cần.
Quá trình này giúp kiểm soát huyết áp và giữ cân bằng điện giải trong cơ thể bằng cách giữ mức kali, natri và bicarbonate an toàn trong máu.
Trong một số trường hợp suy thận cấp hoặc đột ngột, lọc máu chỉ có thể cần thiết trong một thời gian ngắn cho đến khi thận lành. Trong suy thận mãn tính hoặc suy thận giai đoạn cuối, thận không cải thiện và cần phải lọc máu cho đến khi có một cơ quan cấy ghép
Bệnh nhân thường cần lọc máu khi các chất thải trong cơ thể trở nên quá cao đến nỗi bệnh nhân bị bệnh và cơ thể họ không thể duy trì cân bằng điện giải thích hợp.
Ghép thận
Ghép thận là một phẫu thuật được thực hiện để thay thế một quả thận bị bệnh bằng một quả thận khỏe mạnh từ người hiến thận. Thận có thể đến từ một người hiến tạng đã mất hoặc còn sống. Các thành viên trong gia đình hoặc những người phù hợp có thể hiến thận để ghép cho bệnh nhân
Người hiến thận vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường với 1 quả thận. Quả thận mới có thể bị đào thải. Đào thải là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với vật là hoặc mô mới. Khi một quả thận mới được ghép vào cơ thể người nhận thì hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại.
Để thận cấy ghép tồn tại thì cần phải dùng thuốc để “đánh lừa” hệ miễn dịch của cơ thể để hệ thống chấp nhận quả thận cấy ghép và không đào thải nó như một vật thể lạ
Chăm sóc hỗ trợ
Với sự chăm sóc hỗ trợ, các triệu chứng của bạn được quản lý để bạn cảm thấy tốt hơn. Bạn có thể chọn chăm sóc hỗ trợ một mình hoặc kết hợp nó với các lựa chọn điều trị khác.
Nếu không được lọc máu hoặc ghép, suy thận tiến triển, cuối cùng dẫn đến tử vong. Ở một số người, bệnh tiến triển chậm trong nhiều tháng và nhiều năm, trong khi ở những người khác, bệnh tiến triển nhanh chóng.
Suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu
Ngoài những cơn đau đớn, mệt mỏi do mà bệnh nhân bị thận mãn tính phải chịu đựng hàng ngày thì người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào. Mọi hành động, tâm lý, suy nghĩ, sinh hoạt của bệnh nhân đều thay đổi so với thời gian trước khi bị bệnh.
Thống kê cho thấy có đến hơn 50% bệnh nhân chạy thận tử vong dưới 5 năm lọc máu và số người sống tử 10 năm trở lên chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng số bệnh nhân chạy thận chu kỳ
Ngoài ra khi bị bệnh suy thận giai đoạn cuối thì bệnh nhân phải điều trị bằng các phương pháp thay thế. Trung bình cứ 1 tuần thì chạy thận 3 lần để duy trì sự sống. Do đó chi phí để chạy thận mỗi năm là không nhỏ khoảng 100-150 triệu đồng. Điều này gây áp lực tài chính không chỉ đến bệnh nhân mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội
Tuy nhiên bệnh thận là bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát và bệnh nhân vẫn có thể có cuộc sống bình thường nếu được điều trị và kiểm soát bện tốt