Thận ứ nước là sự giãn nở của thận xảy ra khi nước tiểu không đi vào bàng quang mà tích tụ ở bên trong thận. Thận ứ nước có sỏi và không có sỏi là tình trạng được nhiều bệnh nhân quan tâm xảy ra khi thận hoạt động không bình thường dẫn đến chức năng thận bị suy giảm và có nguy cơ phát triển thành suy thận
Nội dung bài viết
Thận ứ nước độ 1 có sỏi
Bệnh thận ứ nước cấp độ 1 có sỏi xảy ra khi các ống dẫn trong hệ tiết niệu bị tắc do có sỏi hình thành. Lúc này sỏi thận sẽ cản trở dòng chảy và làm cho nước tiểu bị ứ đọng không thoát ra ngoài được
Tình trạng này thường gặp ở người trưởng thành có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên thận kèm theo các triệu chứng bạn có thể dựa vào đó để nhận biết bệnh bao gồm:
- Tiểu nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần tiểu ra lượng nước tiểu rất ít hoặc dòng nước tiểu không chảy mạnh
- Tiểu nhiều vào ban đêm
- Tăng huyết áp
- Đau lưng, hông và bụng
- Gặp một số tình trạng khi đi tiểu bao gồm tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu và nước tiểu đục
- Buồn nôn
- Sốt
Nguyên nhân gây thận ứ nước độ 1 có sỏi là do:
- Uống quá ít nước làm cho nước tiểu bị đặc đồng thời nồng độ của các tinh thể trở nên bão hòa
- Do có dị dạng bẩm sinh ở đường tiết niệu làm cho nước tiểu khó thoát ra ngoài, ứ đọng trong thận hình thành sỏi
- Bệnh nhân bị các bệnh như phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang có nguy cơ cao hơn mắc phải thận ứ nước độ 1 có sỏi
- Nhiễm trùng cũng là yếu tố phổ biến. Khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu sẽ gây viêm, tạo mủ, lắng đọng chất bài tiết
Do bệnh gặp chủ yếu ở người lớn bị sỏi thận từ trước nên tình trạng này cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Tuy là thận ứ nước độ 1 – cấp độ nhẹ nhất nhưng nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển sang các cấp độ nặng hơn làm ảnh hưởng đến chức năng thận.
Thận ứ nước độ 1 không có sỏi
Thận ứ nước nhẹ không có sỏi cũng là tình trạng thận bị giãn do sự tích tụ của chất bài tiết bên trong không được đào thải ra ngoài tuy nhiên không có hiện tượng hình thành sỏi thận.
Tình trạng này có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh chỉ ảnh hưởng đến 1 bên thận nhưng cũng có thể ảnh hưởng cả 2 bên. Trong đó các triệu chứng có thể phát sinh nhanh hơn và dữ dội hơn và cả 2 quả thận đều bị ảnh hưởng
Một vài triệu chứng nhận biết thận ứ nước độ 1 bao gồm:
- Mắc tiểu thường xuyên
- Đau liên tục ở bụng trên và lưng
- Buồn nôn và ói mửa
- Đi tiểu đau
- Cảm giác bàng quang đầy ngay cả sau khi đi tiểu
- Sốt nhẹ
Ngoài ra những người bị thận ứ nước độ 1 không có sỏi cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu cao hơn, đi kèm với các triệu chứng khác như nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, đau lưng và ớn lạnh
Bất cứ khi nào có nghi ngờ về vấn đề tiết niệu, điều quan trọng là phải đến bác sĩ phụ khoa, bác sĩ thận hoặc bác sĩ tiết niệu để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, như siêu âm, xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân có thể và bắt đầu điều trị thích hợp.
Nguyên nhân:
Tình trạng này thường phát sinh khi có tắc nghẽn trong niệu quản, đó là các kênh dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang, ngăn chặn nước tiểu đi qua. Khối u đường tiết niệu hoặc tuyến tiền liệt mở rộng ở nam giới có thể là nguyên nhân
Ngoài ra thận ứ nước độ 1 trong thai kỳ cũng rất phổ biến vì sự phát triển của thai nhi bên trong tử cung làm chèn ép đường tiết niệu và ngăn chặn sự đi qua của nước tiểu, tích tụ bên trong thận.
Hướng điều trị thận ứ nước có sỏi và không có sỏi
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với thận ứ nước có sỏi, việc điều trị cần tập trung tống sỏi ra ngoài nhằm khơi thông đường tiết niệu. Đồng thời tiêm bù nước qua ống tĩnh mạch. Một số trường hợp dùng thuốc gây mê có thể giúp ích để bệnh nhân không bị đau trong quá trình loại bỏ sỏi.
Nếu kích thước sỏi quá lớn thì thì cần đến biện pháp phẫu thuật còn nếu sỏi có kích thước nhỏ thì có thể tự đào thải qua đường tiểu kết hợp với một số bài thuốc dân gian tại nhà như uống nước râu ngô, mã đề.
Đối với thận ứ nước không có sỏi thì các phương pháp điều trị bao gồm
- Nguyên nhân do viêm điều trị bằng kháng sinh dài để kiểm soát nhiễm trùng đường tiết niệu lặp đi lặp lại.
- Catheter dẫn lưu nước tiểu dư thừa
- Đặt stent niệu quản: Bác sĩ có thể chèn một ống mở rộng niệu quản để nước tiểu có thể chảy vào bàng quang.
- Điều trị bằng phẫu thuật: Một số vật cản như cục máu đông, mô sẹo hoặc khối u, cần phải được loại bỏ bằng phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ phần bị hỏng của niệu quản và sau đó kết nối lại phần khỏe mạnh. Thủ tục này có thể điều chỉnh lưu lượng nước tiểu để hệ thống tiết niệu hoạt động bình thường.
Như vậy thận ứ nước độ 1 xảy ra khi có sự tắc nghẽn trong hệ thống tiết niệu. Sự tắc nghẽn này có thể ở thận (lọc máu và chuyển chất thải thành nước tiểu), bàng quang (cơ quan lưu trữ nước tiểu) hoặc niệu quản (ống vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang).
Bệnh nhân cần biết cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh để đi khám sớm, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh là do có sỏi hay không có sỏi từ đó bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp