Hội chứng thận hư ở trẻ em là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 2-5 tuổi. Ước tính mỗi năm có khoảng 1/50.000 trường hợp trẻ được chẩn đoán mắc bệnh. Trẻ bị hư thận rất nguy hiểm nên cha mẹ cần kịp thời phát hiện các triệu chứng để điều trị sớm nhất có thể tránh những biến chứng
Nội dung bài viết
Bệnh hội chứng thận hư ở trẻ em
Hội chứng thận hư được đặc trưng bởi sự tăng tính thấm qua màng lọc cầu thận. Một số cơ chế của tổn thương cầu thần là nguyên nhân sinh bệnh học như yếu tố lưu thông, yếu tố miễn dịch và đột biến protein podocyte. Hội chứng thận hư ở trẻ em thường là nguyên phát, thứ phát hoặc bẩm sinh
Trẻ em mắc hội chứng thận hư vô căn có thể được chia thành những trẻ mắc hội chứng thận hư kháng steroid, có nguy cơ mắc bệnh thận giai đoạn cuối và những trẻ mắc hội chứng thận hư đáp ứng với steroid gặp ở phần lớn các trường hợp
Hội chứng thận hư bẩm sinh là hội chứng thận hư xuất hiện khi sinh hoặc trong ba tháng đầu đời trong khi hội chứng thận hư ở trẻ sơ sinh xuất hiện từ 3 đến 12 tháng tuổi.
Nguyên nhân hội chứng thận hư trẻ em
Một số cơ chế khác nhau của tổn thương cầu thận đã được mô tả: các yếu tố lưu thông, đặc biệt là trong bệnh cầu thận phân đoạn khu trú nguyên phát (FSGS, các yếu tố miễn dịch (viêm cầu thận sau phế cầu, viêm thận lupus)
Một yếu tố khác, quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của hội chứng thận hư là protein niệu. Nó được gây ra bởi sự tăng lọc của các đại phân tử (chủ yếu là albumin) trên thành mao mạch cầu thận.
Hội chứng thận hư vô căn (không có nguyên nhân) là dạng phổ biến nhất ở trẻ em chiếm 90% các trường hợp trẻ bị hư thận từ 1 đến 10 tuổi. Tình trạng này còn được gọi là thận hư nhiễm mỡ
Triệu chứng
Triệu chứng thận hư ở trẻ có thể khác nhau ở mỗi bé nhưng nhìn chung các dấu hiệu nhận biết bệnh bao gồm:
- Trẻ mệt mỏi, khó chịu trong người
- Chán ăn, bỏ bữa
- Tăng cân và mặt bị sưng phù
- Bụng bị sưng hoặc đau
- Nước tiểu có bọt
- Có chất lỏng tích tụ trong cơ thể biểu hiện bằng phù
- Tóc xỉn màu
- Không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng
Nếu trẻ có các biểu hiện sau thì bố mẹ nên cho trẻ đi khám ngay:
- Các triệu chứng không thuyên giảm
- Các triệu chứng mới xuất hiện
- Buồn nôn, đau bụng dữ dội
- Tăng cân bất thường, sưng ở mắt cá chân hoặc xung quanh mắt
- Nước tiểu sẫm màu
- Ít hoặc không có nước tiểu
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng như sưng, màu da nhợt nhạt. Bên cạnh đó xét nghiệm nước tiểu có thể kiểm tra lượng protein, máu và những xét nghiệm khác để tìm kiếm sự tổn thương thận
Xét nghiệm máu có thể thấy thận của trẻ có đang hoạt động tốt hay không. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các bệnh khác có thể gây ra hội chứng thận hư ở trẻ. Trong một số trường hợp, sinh thiết thận cũng cần thiết để chẩn đoán bệnh
Điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em
Trẻ em bị bệnh hội chứng thận hư do bệnh cầu thận sang thương tối thiểu được điều trị bằng corticosteroid (thường là với prednisone với liều 60 mg / m2 mỗi ngày) mà không cần sinh thiết thận. Sau khi các triệu chứng thuyên giảm (protein niệu âm tính) corticosteroid được tiếp tục với cùng một liều hàng ngày trong 30 ngày, sau đó là liệu pháp thay thế kéo dài trong 4 đến 8 tuần
Một các tiếp cận khác là điều trị bằng prednisone 2 mg / kg mỗi ngày trong sáu tuần, sau đó dùng liều thay thế trong ngày là 1,5 mg / kg trong sáu tuần tiếp theo
Theo những phát hiện gần đây, thời gian điều trị trong hai hoặc ba tháng là đủ cho giai đoạn đầu của hội chứng thận hư ở trẻ em nhạy cảm với steroid. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự thuyên giảm tự phát có thể xảy ra trong khoảng 5% trường hợp trong vòng một hoặc hai tuần
Hầu hết trẻ em mắc hội chứng thận hư vô căn sẽ đáp ứng với liệu pháp corticosteroid. Tuy nhiên, 40 – 50% trong số đó sẽ bị tái phát thường xuyên hoặc sẽ phụ thuộc steroid.
Điều trị bằng prednisone 2 mg / kg mỗi ngày hoặc 60 mg / m2 cho đến khi thuyên giảm, sau đó dùng liều thay thế trong ngày là 1,5 mg / kg hoặc 40 mg / m2 trong bốn tuần được đề nghị cho trẻ tái phát lần đầu hoặc tái phát không thường xuyên
Đối với trẻ bị tái phát thường xuyên thì điều trị hàng ngày bằng prednisone cho đến khi thuyên giảm được sau bằng liều thay thế trong ngày là 1,5 mg / kg trong bốn tuần và sau đó giảm dần trong hai tháng 0,5 mg / kg mỗi ngày
Trẻ bị hội chứng thận hư nên được tiêm các loại vacxin theo chương trình tiêm chủng ngoài trừ những loại vacxin sống như thủy đậu, sởi, lao…không nên tiêm trong thời gian bé điều trị với prednisone liều cao. Thời gian trẻ có thể tiêm vacxin là sau ít nhất 1 tháng ngưng sử dụng thuốc hoặc giảm liều.
Những vấn đề có thể xảy ra khi sử dụng prednisone
Prednisone có thể là một loại thuốc điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em rất hiệu quả nhưng nó có một số tác dụng phụ không mong muốn bao gồm:
- Tăng cảm giác đói
- Tăng cân
- Mụn nhọt
- Tâm trạng thất thường (rất vui sau đó lại rất buồn)
- Nguy cơ nhiễm trùng cao
Tác dụng phụ gặp phổ biến hơn khi dùng liều cao và lâu dài. Khi ngưng sử dụng thuốc thì hầu hết các tác dụng phụ sẽ biến mất
Chăm sóc hội chứng thận hư ở trẻ em
Việc chăm sóc trẻ khi bị bệnh là rất quan trọng, bố mẹ cần chú ý đến sức khỏe của bé tuy nhiên cũng không nên bao bọc và cẩn thận quá mức. Trẻ vẫn cần tiếp tục các hoạt động hàng ngày như đi học, chơi với các bạn, ăn uống, sinh hoạt…
Nếu trẻ bị ốm hoặc đang sử dụng thuốc thì bác sĩ khuyên nên ăn ít muối hơn, điều này sẽ làm giảm thiểu sưng phù. Dấu hiệu trẻ bị hội chứng thận hư tái phát là có xuất hiện protein trong nước tiểu. Do đó, việc xét nghiệm nước tiểu của trẻ thường xuyên là điều rất cần thiết
Nếu kết quả thử nước tiểu 3 ngày liên tiếp điều không phát hiện thấy protein hoặc rất ít thì chứng tỏ các triệu chứng đã thuyên giảm.