Tiểu buốt ở nữ giới là triệu chứng cho thấy có thứ gì đó gây kích thích đường tiết niệu có thể là nhiễm trùng. Tiểu buốt được mô tả là cảm giác nóng rát, tức khi đi tiểu. Các dấu hiệu khác có thể kèm theo là tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, nước tiểu đục, sẫm màu, đau bụng dưới… Nếu bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục thì phụ nữ có thể tiết dịch âm đạo còn nam giới bị tiết dịch dương vật
Nội dung bài viết
Tiểu buốt ở nữ giới là bệnh gì
Nhiễm trùng đường tiết niệu (niệu đạo, bàng quang, thận) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng tiểu buốt ra máu. Loại nhiễm trùng thường gặp là viêm bàng quang, viêm bể thận, viêm tuyến tiền liệt (ở nam giới) và viêm âm đạo (ở nữ giới). Ngoài ra các bệnh lây qua đường tình dục cũng có thể gây ra triệu chứng tiểu buốt ra máu ở phụ nữ
Một số nguyên nhân tiểu buốt khác bao gồm
- Chấn thương: chấn thương hoặc kích thích tại chỗ do đặt ống thông hoặc quan hệ tình dục mạnh bạo
- Tắc nghẽn giải phẫu, dị tật: tắc nghẽn do hẹp niệu đạo
- Đau do tổn thương bên ngoài bộ phận sinh dục, khi nước tiểu chảy vào gây đau buốt
- Kích ứng hoặc phản ứng bên ngoài như thụt rửa thường xuyên hoặc sử dụng các sản phẩm vệ sinh gây kích ứng, dị ứng dẫn đến khô âm đạo
- Vấn đề thần kinh: bất kỳ vấn đề nào về thần kinh nào gây khó khăn cho việc làm trống bàng quang đều có thể gây tiểu buốt
- Ung thư niệu đạo, bàng quang
- Do bị bệnh tiểu đường và các bệnh mãn tính khác ức chế hệ thống miễn dịch
- Bị sỏi thận
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị ung thư gây kích thích bàng quang
- Bệnh lậu
- Mụn rộp sinh dục
Triệu chứng tiểu buốt
Cảm giác nóng rát khi đi tiểu có thể do nhiễm trùng (bao gồm cả nhiễm trùng lây qua đường tình dục) và các tình trạng không phải nhiễm trùng nhưng phổ biến nhất vẫn là viêm đường tiết niệu ảnh hưởng đến bàng quang
Tiểu buốt là cảm giác đau, rát, khó chịu khi đi tiểu. Các triệu chứng tiểu buốt ở nữ giới thường phổ biến hơn nhất là ở phụ nữ trẻ và người hoạt động tình dục. Người bị tiểu buốt thường có các biểu hiện như:
- Đau buốt khi bắt đầu đi tiểu hoặc gần tiểu xong
- Tiểu buốt ra máu
- Sốt từ 38 đến 38,5 độ nếu viêm bàng quang, sốt trên 40 độ nếu bị viêm ở thận
- Đang đi tiểu nhưng đột ngột tắt tia nước và đau buốt
- Đau khi quan hệ, chảy mủ có mùi hôi
- Đau vùng thắt lưng
Khi nào cần gặp bác sĩ
Khi bị tiểu buốt kèm các triệu chứng dưới đây bạn nên đi khám ngay để chẩn đoán đúng bệnh từ đó có hướng điều trị phù hợp, chữa dứt điểm
- Tình trạng đau buốt khi đi tiểu vẫn tiếp diễn nhiều ngày không khỏi
- Nước tiểu có mùi hôi hoặc nhiều bọt và có máu trong nước tiểu
- Sốt cao
- Đau lưng hoặc đau 2 bên sườn
- Sỏi thận hoặc sỏi bàng quang
Chẩn đoán
Trước tiên, khi đi khám, bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử sức khỏe của bạn, đặt những câu hỏi về sức khỏe tổng thể và cảm giác của những lần tiểu buốt trước đây. Ngoài ra bạn cũng cần cung cấp thông tin về tần suất đi tiểu mỗi ngày, các đặc điểm của nước tiểu như có máu không, màu như thế nào, có mùi hôi không, có mủ không hoặc có đục không
Tùy vào những thông tin mà bác sĩ thu thập được theo bệnh sử của bạn mà có phương pháp xét nghiệm phù hợp. Việc kiểm tra thường là khám bụng, khám cơ quan sinh dục và khám phụ khoa đối với nữ giới
Xét nghiệm nước tiểu cũng là điều cần thiết để chẩn đoán tình trạng tiểu buốt là bệnh gì. Bác sĩ sẽ dùng que thử để xem liệu có máu và vi khuẩn trong nước tiểu hay không (thường gặp ở bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu)
Mẫu nước tiểu sẽ được tiếp tục đưa đi phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định xem có máu hoặc các tế bào máu trắng hay không, phân tích thành phần nước tiểu để xem vi khuẩn có phát triển hay không
Cách chữa tiểu buốt
Sử dụng thuốc trị tiểu buốt Tây y
Việc điều trị tiểu buốt phụ thuộc vào nguyên nhân gây tiểu buốt là bệnh gì.
- Đối với viêm bàng quang và viêm bể thận thì sử dụng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch cho bệnh nhân bị viêm bể thận nặng kèm theo sốt cao, ớn lạnh, nôn mửa
- Đối với viêm âm đạo cũng được điều trị bằng thuốc kháng sinh còn viêm do nhiễm nấm men thì chữa bằng thuốc kháng nấm dạng viên uống hoặc kem thoa âm đạo
- Trong trường hợp tiểu buốt do nhiễm trùng qua đường quan hệ tình dục thì cả hai người đều phải điều trị, nếu không bệnh sẽ tái đi tái lại nhiều lần
Cách trị tiểu buốt bằng bài thuốc dân gian
- Râu ngô: sắc lấy nước các nguyên liệu bao gồm râu ngô, củ sả, bông mã đề, đậu đen uống mỗi ngày 2-3 lần trong vòng 1 tuần
- Sắn dây: cạo sạch vỏ 1 củ sắn dây, thái thành các miếng nhỏ đem đi phơi khô sau đó tán thành bột pha với nước uống mỗi ngày sẽ giúp lợi tiểu, giảm tiểu buốt hiệu quả
- Bèo cái: sắc lấy nước các nguyên liệu gồm 5 cây bèo cái, lá thài lài, rễ cây cỏ tranh, lá mã đề đã sao vàng hạ thổ để uống hàng ngày
- Rau mồng tơi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Khi dùng bạn đổ thêm chút nước sôi và muối rồi uống. Phần bã đắp lên phần bụng dưới để giảm đau và cải thiện chứng tiểu buốt
Cách phòng tránh tiểu buốt
Bạn có thể kiểm soát, hạn chế tiểu buốt bằng cách thực hiện các biện pháp sau:
- Không dùng các chất tẩy rửa, vệ sinh gây kích ứng mạnh đến bộ phận sinh dục
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ để giữ an toàn cho cả bạn và bạn tình
- Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, tốt cho thận và tiết niệu
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ ăn cay, các thực phẩm có tính axit mạnh…
- Uống nhiều nước hơn
- Tập thể dục thường xuyên
- Không nhịn tiểu quá lâu
- Cố gắng đi tiểu sau khi quan hệ
- Sinh hoạt điều độ, không để bị áp lực tâm lý
- Quan hệ tình dục nhẹ nhàng, sử dụng gel bôi trơn để giảm đau rát
Tiểu buốt có phải dấu hiệu mang thai không
Tiểu buốt và ngứa có phải thận có vấn đề không
Tiểu buốt sau sinh mổ bao lâu thì hết
Tiểu buốt nhiều lần ở nam giới kèm đau lưng có phải thận yếu không