Home / Chuyên mục bệnh thận / Cỏ mần trầu chữa bệnh thận có hiệu quả không

Cỏ mần trầu chữa bệnh thận có hiệu quả không

Dùng cỏ mần trầu chữa các dấu hiệu bệnh thận là bài thuốc được nhiều bệnh nhân tìm hiểu và áp dụng. Bài viết này giúp bạn tìm hiểu tác dụng của cỏ mần trầu và cách chữa bệnh thận bằng cỏ mần trầu đơn giản mà hiệu quả

Cỏ mần trầu là cây gì

Cỏ mần trầu là cây mọc hoang ven đường nên ít ai biết đến dược tính của nó. Ngưu cân thảo, thanh tâm thảo, cỏ vườn trầu là những tên gọi khác của cỏ mần trầu, dễ dàng tìm kiếm ở vùng quê, ven đường, bãi cỏ

Đặc điểm cỏ mần trầu
Đặc điểm cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu thuộc họ lúa có rễ mọc khỏe mạnh, thân bò dài, phía gốc có phân nhánh sau mọc thẳng đứng thành từng bụi. Cỏ mần trầu chữa bệnh thận được cả ở trạng thái tươi và khô. Theo đông y, cỏ mần trầu có vị ngọt đắng, mát có tác dụng bổ huyết, hành huyết, giải độc, mát gan, lợi tiểu

Theo y học hiện đại, cỏ mần trầu có chứa các chất như coumarin, ancaloit, flavonoid, phenol, steroid, tannin và saponin có nhiều hoạt tính sinh học giúp điều trị các bệnh về thận

Cỏ mần trầu chữa bệnh gì

Ngoài tác dụng chữa bệnh thận ra thì cỏ mần trầu còn có một số tác dụng chữa các bệnh khác như:

  • Điều trị viêm thận cấp và mãn tính
  • Tiêu sỏi thận
  • Giúp hạ huyết áp cao
  • Kích thích quá trình tiêu hóa, thải độc gan
  • Nước sắc cỏ mần trầu trị sốt cao ở trẻ nhỏ, trị rôm sảy, phát ban
  • Chữa rụng tóc, bạc tóc
  • Trị chứng đái dầm ở trẻ
  • Trị băng huyết

Cỏ mần trầu chữa bệnh thận có tốt không

Từ lâu, dân gian lưu truyền bài thuốc chữa bệnh thận bằng cây cỏ mần trầu. Đây là thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về thận như viêm thận, sỏi thận rất tốt. Bên cạnh đó nó còn giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi phong thấp, chữa sốt cao và lợi tiểu

Khi sử dụng cỏ mần trầu chữa bệnh thận thì bạn cần hiểu rằng đây chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh thêm hiệu quả. Còn tác dụng ở mỗi người sẽ phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Bạn không thể mong chờ bệnh có thể chữa khỏi nhanh chóng chỉ nhờ vào bài thuốc từ cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu chữa bệnh thận có tốt không
Cỏ mần trầu chữa bệnh thận có tốt không

Trước khi áp dụng bạn nên đi khám, hỏi ý kiến bác sĩ, chuyên gia về thận để nhận được sự tư vấn phù hợp, tránh gặp phải tác dụng phụ trong quá trình áp dụng

Cách dùng cỏ mần trầu chữa bệnh thận

Thận thực hiện nhiệm vụ đảm bảo khối lượng chất lỏng trong cơ thể được cân bằng, giúp kiểm soát cân bằng hóa học của máu và điều chỉnh mức độ natri, kali và canxi của cơ thể. Thận loại bỏ các chất thải và nước dư thừa ra khỏi cơ thể do đó giúp điều hòa huyết áp

Ngoài ra thận còn kích hoạt vitamin D giúp duy trì xương chắc khỏe và sản xuất erythropoietin – 1 loại hormon quan trong trong việc sản xuất các tế bào hồng cầu

Bệnh thận xuất hiện khi các đơn vị lọc của thận bị tổn thương làm cho máu không được lọc tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thận như di truyền, chấn thương hoặc tác dụng phụ của thuốc. Bạn có nguy cơ bị các bệnh về thận cao hơn khi bị tiểu đường, cao huyết áp.

Dưới đây là một số cách chữa bệnh thận bằng cỏ mần trầu

  • Chữa sỏi thận: sắc với nửa lít nước 20g cỏ mần trầu, 20g kim tiền thảo, 20g ké hoa đào, 20g lá từ bi. Uống nước này mỗi ngày vào buổi sáng, trưa và chiều. Kết hợp với chế độ ăn uống khoa học thì hiệu quả điều trị sỏi thận sẽ cao hơn
  • Chữa viêm thận: sắc các nguyên liệu gồm 40g cỏ mần trầu, 40g tầm gửi, 20g râu mèo, 20g kim tiền thảo, 20g cỏ xước với nửa lít nước.

Một số cách chữa bệnh khác từ cỏ mần trầu

  • Trị sốt co giật: sắc 120g mần trầu với 600ml nước đến khi cạn còn 400ml thì thêm chút muối uống nhiều lần trong 12h để giảm sốt, giảm co giật
  • Trị băng huyết: sắc rau má, mần trầu, cây ké, rễ tranh, cỏ mực, muồng trâu, cam thảo, ngải cứu, vỏ quýt chia làm 2 lần uống mỗi ngày
  • Gội đầu bằng nước đun từ cỏ mần trầu trong 2 tuần sẽ giúp tóc chắc khỏe hơn, giảm gãy rụng, khô cứng
  • Chữa đái dầm ở trẻ em bạn sắc uống 20g mần trầu, 20g mùi tàu, 10g cỏ sữa lá nhỏ

>>Tìm hiểu thêm về Bệnh thận IgA: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa

Cách phòng bệnh thận

Tập thể dục nhịp điệu thường xuyên và hoạt động thể chất hàng ngày duy trì huyết áp bình thường và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Các hoạt động thể chất như vậy làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và tăng huyết áp và do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ trái cây và rau quả tươi. Giảm lượng thực phẩm tinh chế, đường, chất béo và thịt trong chế độ ăn uống. Đối với những người trên 40 tuổi, tiêu thụ ít muối trong chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao và sỏi thận.

Duy trì cân nặng của bạn với sự cân bằng của thực phẩm lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Điều này có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường, bệnh tim và các tình trạng khác liên quan đến bệnh thận

Hút thuốc có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến thận, do đó làm giảm khả năng hoạt động tốt nhất của thận. Cũng đã có những nghiên cứu chứng minh rằng hút thuốc dẫn đến suy giảm chức năng thận nhanh hơn ở những người mắc bệnh thận tiềm ẩn.

Không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) một cách thường xuyên. Các loại thuốc phổ biến như thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen và Naproxen được biết là gây tổn thương thận 

Uống đủ nước (khoảng 3 lít mỗi ngày) giúp làm loãng nước tiểu, loại bỏ tất cả chất thải độc hại ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa sỏi thận.

Bệnh thận thường là bệnh thầm lặng và không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi chúng đạt đến giai đoạn tiến triển. Vì vậy bạn cần đi khám sức khỏe thường xuyên để chẩn đoán, phát hiện sớm bệnh từ đó có cách điều trị phù hợp

Check Also

Các bệnh thận thường gặp

Triệu chứng bệnh thận ở nam, nữ giới là gì? Nguyên nhân và cách chữa bệnh thận hiệu quả

Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh thận mạn ở cả nam và nữ là …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *