Home / Chuyên mục thận ứ nước / Bệnh thận ứ nước: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách trị hiệu quả

Bệnh thận ứ nước: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách trị hiệu quả

Thận ứ nước là tình trạng một hoặc cả hai quả thận bị căng và sưng do hậu quả của sự tích tụ nước tiểu bên trong chúng. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi và đôi khi được phát hiện ở thai nhi trong quá trình quét siêu âm thai kỳ định kỳ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh thận ứ nước hiệu quả

Thận ứ nước là bệnh gì

Hệ thống tiết niệu bao gồm thận, bàng quang và niệu quản. Thận lọc máu để loại bỏ các chất thải và tạo thành nước tiểu. Nước tiểu chảy từ thận xuống qua niệu quản đến bàng quang. Từ đây, nó đi qua một ống khác gọi là niệu đạo ra bên ngoài khi đi tiểu

Đường niệu quản xuyên qua thành bàng quang ở một góc để tạo thành một nắp hoạt động như một van. Ngoài ra còn có một vòng cơ thắt tại điểm nối của bàng quang và niệu đạo ngăn nước tiểu rò rỉ ra giữa các lỗ

Bệnh thận ứ nước là gì
Bệnh thận ứ nước là gì

Khi đi tiểu các cơ của thành bàng quang ép nước tiểu ra khỏi bàng quang, đồng thời với các cơ trong cơ thắt cần thư giãn để nước tiểu chảy xuống niệu đạo.

Các van giữa niệu quản và bàng quang ngăn nước tiểu chảy ngược vào niệu quản, do đó tất cả nước tiểu trong bàng quang được truyền qua một lần, vì nước tiểu không thể đi bất cứ nơi nào khác. Khi nước tiểu rời khỏi bàng quang ở áp suất cao, các van ngăn chặn áp lực cao này được truyền đến thận.

Thận ứ nước là tình trạng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh khi thận của trẻ chứa đầy nước tiểu và trở nên to hơn. Thận ứ nước cũng có thể xảy ra ở người lớn nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau và được điều trị theo một cách khác.

Cứ 300 người thì có một người bị ảnh hưởng bởi tình trạng thận ứ nước và cứ 600 người thì có một người bị cả hai thận đều ứ nước.

Thận ứ nước có mấy cấp độ

Dựa vào mức độ nặng nhẹ, cấp tính, mãn tính mà bệnh thận ứ nước được chia thành 4 cấp độ

  • Thận ứ nước độ 1
  • Thận ứ nước độ 2
  • Thận ứ nước độ 3
  • Thận ứ nước độ 4

Trong đó độ 1, độ 2 là thận ứ nước cấp tính và độ 3, độ 4 là thận ứ nước mãn tính

Thận ứ nước độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh thận ứ nước. Bệnh nhân có các biểu hiện như đau kéo dài ở vùng hông hoặc lưng, tiểu đêm nhiều lần, tăng huyết áp kèm theo hoa mắt, chóng mặt, ù tai

Nguyên nhân chủ yếu gây thận ứ nước độ 1 là do có sỏi thận hình thành. Khi chúng phát triển về kích thước dần dần chiếm các khoảng không gian bên trong thận ngăn chặn dòng nước tiểu thoát ra ngoài từ đó gây thận ứ nước. 

Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp thận ứ nước độ 1 không có sỏi. Các nguyên nhân khác có thể gây bệnh là hẹp niệu quản, ung thư bàng quang, cổ bàng quang co thắt bất thường, viêm nhiễm, các khối u, bệnh tiểu đường

Thận ứ nước độ 2 là cấp độ tiến triển hơn với triệu chứng đau liên tục, có thể âm ỉ cả ngày ở vùng mạn sườn hoặc hông sau đó lan xuống dưới. Rối loạn khả năng cô đặc nước tiểu cũng là một trong những triệu chứng của thận ứ nước độ 2

Thận ứ nước độ 3 có biến chuyển phức tạp hơn. Độ giãn của cầu thận đã vượt quá 15mm dẫn đến việc khó mà phân biệt dược bể thận với đài thận khi quan sát hình ảnh chụp CT. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi nếu không điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Thận ứ nước độ 4 có sự giãn nở đài thận quá mức, trên 20mm dẫn đến căng tức khung xương chậu. Cấp độ này rất nguy hiểm gây suy giảm chức năng thận.

Bệnh thận ứ nước ở trẻ em

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh thường được phát hiện thông qua quá trình quét siêu âm thường quy. Tình trạng này gọi là thận ứ nước trước khi sinh. Ước tính xảy ra ít nhất 1/100 ca mang thai. Là cha mẹ, ai cũng lo lắng khi biết con mình gặp vấn đề về thận.

Tuy nhiên hầu hết các trường hợp thận ứ nước ở trẻ sơ sinh đều không nghiêm trọng và không ảnh hưởng đến thai kỳ. Ở nhiều trẻ em được chẩn đoán trước sinh, tình trạng này tự biến mất theo thời gian sinh hoặc ngay sau đó. Ở những trẻ bị ứ nước nhẹ hoặc vừa phải, chức năng thận thường không bị ảnh hưởng và tình trạng có thể giải quyết trong một khoảng thời gian sau khi sinh.

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh
Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Các trường hợp còn lại có thể cần điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng thận và trong một số trường hợp có thể cần phẫu thuật

Triệu chứng thận ứ nước

Thận ứ nước không phải lúc nào cũng biểu hiện ra các triệu chứng. Nếu có, các dấu hiệu có thể phát triển nhanh chóng trong vài giờ hoặc dần dần trong vài tuần hoặc vài tháng. Một số triệu chứng nhận biết bao gồm:

  • Đau lưng hoặc đau bên hông đột ngột, dữ dội. Cơn đau cũng có thể âm ỉ, đến và đi theo thời gian. Tình trạng đau có thể tồi tệ hơn khi bạn uống nhiều chất lỏng
  • Các triệu chứng của nhiễm trùng tiểu, chẳng hạn như cần đi tiểu thường xuyên hơn, đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu và cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối
  • Trong nước tiểu có thể lẫn máu
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, dòng nước tiểu yếu
  • Sốt
  • Buồn nôn

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh thường không gây ra nhiều triệu chứng nhưng bạn nên tìm tư vấn y tế càng sớm càng tốt nếu con bạn có các dấu hiệu nhiễm trùng đường tiểu như sốt cao không có nguyên nhân rõ ràng nào cả

Nguyên nhân thận ứ nước

Thận ứ nước thường được gây ra bởi một tắc nghẽn bên trong đường tiết niệu hoặc một điều kiện nào đó làm phá vỡ hoạt động bình thường của đường tiết niệu. Sỏi thận là nguyên nhân phổ biến nhất gây thận ứ nước ở cả nam và nữ giới. Sỏi thận là những viên sỏi hình thành trong thận. Đôi khi chúng có thể di chuyển ra khỏi thận vào niệu quản nơi chúng có thể chặn dòng nước tiểu

Ở nam giới, hai nguyên nhân phổ biến nhất là

  • Sưng không ung thư tuyến tiền liệt (tăng sản tuyến tiền liệt lành tính)
  • Ung thư tuyến tiền liệt.

Cả hai tình trạng này đều gây ra áp lực lên niệu quản, có thể chặn dòng nước tiểu. Niệu quản là các ống dẫn chạy từ thận đến bàng quang

Ở phụ nữ, các nguyên nhân thường gặp gồm

  • Mang thai: trong thai kỳ, tử cung mở rộng đôi khi có thể gây áp lực lên niệu quản
  • Ung thư phát triển bên trong đường tiết niệu như ung thư bàng quang, ung thư thận
  • Ung thư phát triển bên trong hệ thống sinh sản như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng hoặc ung thư tử cung.

Sự phát triển mô bất thường liên quan đến ung thư có thể gây áp lực lên niệu quản hoặc làm gián đoạn hoạt động của bàng quang

Các nguyên nhân khác bao gồm

  • Huyết khối gây tắc nghẽn, phát triển bên trong đường tiết niệu
  • Lạc nội mạc tử cung: tình trạng mô chỉ nên phát triển bên trong tử cung nhưng đã phát triển bên ngoài tử cung. Sự tăng trưởng bất thường này đôi khi có thể làm gián đoạn đường tiết niệu
  • Bệnh lao: một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thường phát triển bên trong phổi nhưng trong một số trường hợp cũng có thể lan đến bàng quang
  • Tổn thương các dây thần kinh kiểm soát bàng quang
  • U nang buồng trứng: túi chứa đầy các chất lỏng phát triển bên trong buồng trứng. Buồng trứng lớn hơn gây áp lực lên bàng quang hoặc niệu quản
  • Hiệu niệu quản do chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật
  • Bí tiểu: Nước tiểu có thể bị giữ bên trong cơ thể do không thể làm trống bàng quang.
  • Ureterocele: Đây là tình trạng phần dưới của niệu quản có thể nhô vào bàng quang.

Nguyên nhân gây thận ứ nước trước khi sinh

  • Tắc nghẽn tại điểm niệu quản nối với thận không có nguyên nhân rõ ràng
  • Trào ngược bàng quang niệu quản nguyên phát xảy ra khi van điều khiển dòng nước tiểu giữa bàng quang và niệu quản không hoạt động bình thường cho phép nước tiểu chảy ngược lên thận. 

Chẩn đoán

Bệnh thận ứ nước thường được chẩn đoán bằng cách sử dụng siêu âm. Các xét nghiệm chuyên sâu hơn có thể cần thiết để tìm ra nguyên nhân của tình trạng này. Quét siêu âm sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh bên trong thận. Nếu thận bị sưng, hình ảnh sẽ thể hiện rõ ràng

Các xét nghiệm bổ sung bao gồm

  • Xét nghiệm máu: được sử dụng để kiểm tra có nhiễm trùng hay không
  • Xét nghiệm nước tiểu: được sử dụng để kiểm tra nhiễm trùng, nếu có máu có thể do sỏi thận
  • Chụp cắt lớp tĩnh mạch: đây là tia X của thận được chụp sau khi thuốc nhuộm đặc biệt được tiêm vào máu; thuốc nhuộm làm nổi bật dòng nước tiểu qua đường tiết niệu, có thể hữu ích để xác định bất kỳ tắc nghẽn nào
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) – tương tự như chụp X-quang nhưng sử dụng nhiều hình ảnh và máy tính để tạo ra hình ảnh ba chiều bên trong cơ thể
  • Đối với phụ nữ mang thai có thể chẩn đoán trong khi siêu âm định kỳ. Em bé sẽ được theo dõi bằng siêu âm để kiểm tra xem có phát triển bình thường không, thận có quá to hay không

Thận ứ nước có biến chứng gì

Trong trường hợp thận ứ nước nghiêm trọng mà không được điều trị kịp thời thì sẹo thận có thể xuất hiện. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến suy thận. Hầu hết mọi người vẫn có thể sống bình thường khi chỉ còn 1 quả thận vì vậy nếu chẳng may 1 quả thận bị hỏng thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe

Thận ứ nước có nguy hiểm không
Thận ứ nước có nguy hiểm không

Tuy nhiên nếu cả hai quả thận bị hỏng thì tính mạng sẽ bị đe dọa. Thận thực hiện chức năng vô cùng quan trọng là lọc và loại bỏ các chất độc, chất thải trong máu, giúp điều chỉnh huyết áp. Do đó suy thận có thể gây ra một loạt các triệu chứng như: 

  • Mệt mỏi
  • Sưng mắt cá chân, bàn chân, bàn tay
  • Khó thở
  • Tiểu ra máu

Cách trị thận ứ nước

Việc điều trị thận ứ nước phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng. Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh bị tình trạng này có thể không cần điều trị.

Ở người lớn, giai đoạn điều trị đầu tiên thường là rút nước tiểu ra khỏi thận bằng cách đặt ống thông vào bàng quang hoặc thận. Giải pháp này nhằm giảm áp lực lên thận. Một khi áp lực được giải tỏa, nguyên nhân của sự tích tụ nước tiểu có thể cần được điều trị

  • Sỏi thận được loại bỏ nhờ tán sỏi
  • Tuyến tiền liệt mở rộng được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật
  • Hẹp niệu quản được giải quyết bằng việc chèn một ống nhựa rỗng gọi là stent cho phép nước tiểu chảy quan phần hẹp
  • Ung thư điều trị bằng hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật để loại bỏ mô ung thư
  • Trong trường hợp thận ứ nước ở phụ nữ mang thai thì không cần điều trị vì tình trạng này sẽ tự hết trong vòng 1 vài tuần sau sinh

Chữa thận ứ nước ở trẻ em

Hầu hết các em bé được chẩn đoán mắc bệnh hydronephrosis trước khi chúng được sinh ra sẽ không cần được điều trị vì tình trạng này sẽ tự được cải thiện trước khi em bé được sinh ra hoặc trong vòng vài thái sau khi sinh

Thường không có rủi ro nào xảy đến với bé. Sau khi sinh em bé được kiểm tra để xem có vấn đề gì không. Em bé của bạn có thể cần phải quay lại bệnh viện để quét một vài lần trong vài tuần tới để kiểm tra xem có vấn đề gì tiếp diễn không. Các bài kiểm tra bao gồm

  • Quét siêu âm: sóng âm thanh được sử dụng để tạo ra hình ảnh thận của bé
  • Phương pháp MCUG: một ống mỏng được sử dụng để truyền một loại chất lỏng đặc biệt xuất hiện rõ ràng trên tia X vào bàng quang của em bé khi chụp x-quang
  • Quét DMSA hoặc quét MAG-3 – trong đó em bé được tiêm một chất xuất hiện trên một thiết bị đặc biệt gọi là máy ảnh gamma; Máy ảnh sau đó được sử dụng để chụp ảnh thận của bé

Ở hầu hết trẻ em, thận ứ nước sẽ cải thiện khi chúng lớn dần lên. Tuy nhiên bé vẫn cần dùng kháng sinh để giảm khả năng bị nhiễm trùng đường tiểu vì nước tiểu bên trong thận có thể khiến bé dễ bị nhiễm trùng hơn

Thận ứ nước kiêng ăn gì

Ăn ít muối hơn: ăn nhạt hơn giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận, giảm thiểu tình trạng đau do thận ứ nước gây ra từ đó sức khỏe ổn định hơn

Caffeine trong cà phê, trà, soda và thực phẩm có thể gây căng thẳng cho thận. Vì caffeine là chất kích thích, nó có thể kích thích lưu lượng máu, làm tăng huyết áp. Tiêu thụ caffein cũng có liên quan đến sự hình thành sỏi thận bằng cách tăng bài tiết canxi qua nước tiểu.

Các sản phẩm từ sữa: Trên thực tế, Nghiên cứu Trung Quốc cho thấy tiêu thụ các sản phẩm sữa làm tăng sự bài tiết canxi qua nước tiểu, có liên quan đến nguy cơ phát triển sỏi thận cao hơn.

Đồ uống có ga: Đồ uống có ga như soda (có hoặc không có chất làm ngọt nhân tạo) và nước tăng lực bạn cần hạn chế vì nó gây sỏi thận, suy thận mãn tính

Check Also

Trị thận ứ nước bằng cây thuốc nam

Những cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước an toàn, hiệu quả

Thận ứ nước là tình trạng đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Nước tiểu được …

4 comments

  1. Bệnh thận ứ nước ở người lớn có nguy hiểm không

  2. Có thể giới thiệu cho tôi vài cây thuốc nam chữa thận ứ nước được không

  3. Thận ứ nước độ 2 có phải mổ không

  4. Trẻ 4 tháng bị thận ứ nước có nguy hiểm không

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *