Bạn có biết rằng khoảng 90% bà bầu bị thận ứ nước từ độ 1 đến độ 2 hoặc nặng hơn. Điều này nghe có vẻ gây sốc nhưng đó là kết quả của một số nghiên cứu gần đây. Nếu bạn đang mang thai thì những thông tin về bệnh thận ứ nước này sẽ rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn trong suốt thai kỳ
Nội dung bài viết
Tìm hiểu thế nào là thận ứ nước
Thận là cơ quan thực hiện chức năng thanh lọc máu. Máu được lọc nhờ được loại bỏ tất cả các chất thải như amoniac, nước thừa dưới dạng nước tiểu. Nước tiểu từ thận được đưa đến niệu quản, bàng quang và từ đó đào thải ra khỏi cơ thể.
Niệu quản là một ống nối thận với bàng quang tiết niệu. Đôi khi vì nhiều lý do, niệu quản bị tắc khiến nước tiểu tích tụ trong thận gây nhiều biến chứng. Tình trạng này được gọi là thận ứ nước.
Thận ứ nước thực chất không phải là một bệnh mà đây là một tình trạng thường xảy ra ở 1 hoặc 2 quả thận do sự tích tụ của nước tiểu trong thận. Điều này khiến thể tích của khung chậu, đài thận bị tăng lên ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ mang thai. Cùng tìm hiểu tại sao hiện tượng này lại phổ biến đến vậy, triệu chứng và cách điều trị như thế nào
Nguyên nhân khiến bà bầu bị thận ứ nước
Có 2 nguyên nhân chính gây thận ứ nước khi mang thai bao gồm
Kích thước tử cung lớn
Điều này xảy ra khi thai nhi phát triển ngày càng lớn, kích thước tử cung sẽ tăng lên gây áp lực lên niệu quản. Sự tắc nghẽn có thể được tìm thấy trong 1 hoặc cả 2 niệu quản. Chúng chủ yếu được quan sát ở niệu quản phải. Sau khoảng 20 tuần của thai kỳ, bà bầu bắt đầu có dấu hiệu thận ứ nước vì giai đoạn này kích thước tử cung tăng lên rất nhiều
Nội tiết tố thay đổi
Các hoocmon như tăng progesterone và estrogen tại thời điểm mang thai gây ra sự gia tăng lưu lượng máu và nhiều thay đổi khác. Điều này gây ra tắc nghẽn trong niệu quản.
Triệu chứng thận ứ nước khi mang thai
Nước tiểu chảy từ thận ở áp suất rất thấp. Vì vậy, khi có tắc nghẽn trong niệu quản, nước tiểu chảy ngược về thận, gây ra sự giãn nở của thận. Dưới đây là một số triệu chứng nhận biết bà bầu bị thận ứ nước.
- Đau là triệu chứng phổ biến nhất. Phụ nữ có thể trải qua cơn đau không liên tục giữa hông và xương sườn, đôi khi có thể trở nên dữ dội.
- Có thể có dấu vết máu trong nước tiểu
- Người phụ nữ sẽ không thể đi tiểu đúng cách hoặc cảm thấy đau khi đi tiểu.
- Cảm nhận sưng ở trong bụng, nếu thận ứ nước ở 1 bên thì có thể cảm thấy sự khác biệt với bên thận bình thường
- Huyết áp thấp
- Buồn nôn, nôn, sốt
- Viêm đường tiết niệu
Điều trị thận ứ nước trong thai kỳ
Thận ứ nước nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ suy thận đe dọa đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Dó đó sự thiếu hiểu biết đối với các triệu chứng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán tốt nhất cho tình trạng này. Sau khi xác nhận bà bầu bị thận ứ nước, bác sĩ có thể tư vấn về một số phương pháp điều trị. Tuy nhiên, thông thường các biện pháp điều trị thường được hoãn lại cho đến khi bạn sinh em bé xong
Nếu tắc nghẽn không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể khuyến cáo một số phương pháp phòng ngừa và đợi cho đến khi em bé chào đời. Nhưng nếu tình trạng nghiêm trọng và cần điều trị ngay lập tức thì bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp tác động nhằm giảm tắc nghẽn và ứ nước ở thận cho bà bầu
Nếu có khả năng bị suy thận do thận ứ nước thì có thể đặt ống niệu quản bên trong niệu quản giúp đẩy nước tiểu ra khỏi cơ thể. Đây là một biện pháp đơn giản và có thể được thực hiện bằng cách gây tê cục bộ
Trong trường hợp nghiêm trọng, đặt stent niệu quản sẽ được áp dụng. Đặt stent niệu quản bao gồm chèn ống mỏng, được sử dụng để điều trị tắc nghẽn.
Thủ tục qua da cũng có thể được sử dụng, bao gồm chèn kim mỏng, thải nước tiểu dư thừa. Nếu không có cách nào để điều trị tình trạng này, thì người phụ nữ phải sinh mổ hoặc gây chuyển dạ, để sinh con.
Uống nhiều nước và chất lỏng sẽ giúp bà bầu khắc phục những vấn đề này một cách nhanh chóng. Nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường nhưng nằm nghiêng về phiến thận sẽ tốt cho sức khỏe. Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị thận ứ nước
Bổ sung nhiều chất xơ rất quan trọng vì nó giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và bài tiết các chất thải ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Chất xơ khi được đưa vào cơ thể sẽ kết hợp với canxi giúp đào thải cặn bã trong thận, tránh hình thành sỏi thận
Bổ sung thêm canxi cũng rất cần thiết nhờ ăn tôm, cua, sữa và các loại hạt. Hạn chế ăn nhiều muối vì không tốt cho hoạt động của thận và tim mạch. Hạn chế bổ sung quá mức vitamin C vì làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Hạn chế đạm từ động vật