Việc nhận biết các dấu hiệu bệnh thận mạn ở cả nam và nữ là điều rất quan trọng giúp bạn phát hiện được sớm bệnh từ đó có tìm ra nguyên nhân và cách điều trị bệnh thận phù hợp
Nội dung bài viết
Một số bệnh thận thường gặp
Thận khỏe mạnh thực hiện chức năng loại bỏ nước và chất thải giúp kiểm soát huyết áp, cân bằng các chất trong cơ thể, giúp xương chắc khỏe…Các bệnh về thận xuất hiện khi có các yếu tố khiến chức năng thận bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số bệnh thận thường gặp
Sỏi thận
Người bị sỏi thận thường có triệu chứng khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, màu sắc của nước tiểu hơi đỏ, màu đục, đau lưng…Nguyên nhân gây sỏi thận là do rối loạn chuyển hóa các chất đặc biệt là canxi. Viêm đường tiết niệu cũng là lý do khiến bạn bị sỏi thận
Suy thận
Suy thận là tình trạng xảy ra khi chức năng thận kém, mức lọc cầu thận giảm, thận không lọc tốt các độc tố và chất thải khiến chúng tồn đọng lại trong cơ thể. Bệnh thận mạn nếu tiến triển sang các giai đoạn nguy hiểm thì cần phải chạy thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống
Bệnh thận Iga (bệnh Berger)
Đây là tình trạng cầu thận bị viêm do cơ chế miễn dịch lâu dần phát triển thành bệnh thận mãn tính, suy thận. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ với triệu chứng thường gặp là tiểu ra máu, đau 1 bên hông, nước tiểu có bọt, sưng phù tay chân, tăng huyết áp và hơi sốt
Thận nhiễm mỡ
Khi thận bị nhiễm mỡ, người bệnh sẽ bị phù cơ thể. Điều trị thận nhiễm mỡ bạn cần chú ý chế độ ăn hạn chế muối, bổ sung nhiều vitamin và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Hội chứng thận hư
Thận hư là tình trạng rối loạn thận khi cơ quan này phải bài tiết quá nhiều protein ra khỏi cơ thể. Thông thường, thận khỏe sẽ giữ lại protein chuyển vào trong máu nuôi dưỡng cơ thể nhưng khi thận bị hư thì nó sẽ loại bỏ cả protein cùng với các chất khác. Biểu hiện bệnh thận hư gây sưng phù chân và mắt cá chân, nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Thận ứ nước
Bệnh thận ứ nước là tình trạng thận bị sưng do nước tiểu tích tụ nhiều trong thận. Nếu thận không được khơi thông, các tế bào thận sẽ bị hủy hoại dần dẫn đến mức lọc cầu thận giảm để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh thận mãn tính, viêm cầu thận, thiếu máu…
Triệu chứng bệnh thận ở nam giới
Hay rùng mình, ớn lạnh: gây cảm giác sợ lạnh, sợ gió thổi, tứ chi lạnh. Cảm giác ớn lạnh thường đi kèm với đau lưng mỏi gối, tinh thần mệt mỏi, nhạt miệng
Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ: thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể có liên quan đến các cơ quan khác. Nhiều người bị các bệnh như viêm gan mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp, tiểu đường…đều có ảnh hưởng đến thận
Đau lưng: vị trí của thận nằm trong khoang bụng phía sau phúc mạc, đối xứng nhau qua cột sống và ngang với đốt sống ngực. Vì vậy dấu hiệu bệnh thận thường gây ra những cơn đau lưng khó chịu
Ù tai: bệnh thận có thể làm tăng nguy cơ bị ù tai. Một thống kê cho thấy, người bị bệnh thận yếu có nguy cơ bị ù tai cao hơn gấp 3 lần so với người không mắc bệnh. Nếu bị suy thận kèm tiểu đường thì khả năng bị ù tai cao hơn gấp 10 lần.
Tiểu đêm nhiều lần: nam giới đi tiểu trên 2 lần trong đêm có thể là dấu hiệu của bệnh thận và suy giảm chức năng thận
Dấu hiệu bệnh thận ở nữ giới
Tóc rụng nhiều: nữ giới thường bị khô tóc, rụng nhiều vào mùa hanh khô nhưng nếu trong các mùa khác mà vẫn bị rụng tóc, tóc xơ rối thì không nên chủ quan và đi khám ngay. Đây có thể là triệu chứng của suy giảm chức năng thận
Quầng mắt thâm, phù mọng: phụ nữ bị thâm quầng dưới bọng mắt kèm theo phù mọng thì có thể là dấu hiệu bệnh suy thận do thận không lọc bỏ được độc tố ra khỏi cơ thể
Kinh nguyệt không đều: kinh nguyệt thay đổi thất thường có thể liên quan đến suy thận mãn tính ở phụ nữ. Các triệu chứng biểu hiện bao gồm mất kinh, ra máu kinh nhiều và bị mãn kinh sớm
Tăng cân không kiểm soát: thận không làm việc hiệu quả làm cho bạn bị không ngừng tăng cân mặc dù đã thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Béo phì và suy thận có mối liên quan với nhau
Da khô, ngứa: thận thải bỏ chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể, duy trì khoáng chất trong máu. Da bị khô ngứa có thể là dấu hiệu bệnh thận đang tiến triển do khả năng giữ cân bằng nước và các chất dinh dưỡng của thận không tốt
Nguyên nhân gây bệnh thận
- Nhịn tiểu, không uống đủ nước khiến nước tiểu bị đặc, các chất cặn lắng đọng trong thận lâu ngày hình thành sỏi thận
- Ăn quá mặn làm cho việc đào thải nước ra khỏi cơ thể gặp nhiều khó khăn
- Lạm dụng thuốc
- Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm
- Béo phì
- Bị bệnh tiểu đường
- Bị cao huyết áp
- Trào ngược bàng quang niệu quản
Cách chữa bệnh thận
Việc điều trị và sử dụng thuốc trị bệnh thận như thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân và loại bệnh thận bạn đang mắc phải. Khi phát hiện thấy các dấu hiệu bệnh thận thì bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị bạn cần lưu ý một số điều dưới đây
- Uống nhiều nước
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý tốt cho thận đồng thời kiểm soát cân nặng khỏe mạnh
- Không ăn mặn
- Không hút thuốc lá, không uống rượu bia vì đây là những chất kích thích gây hại cho thận
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao nhiều hơn giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, kiểm soát huyết áp, giảm cân từ đó giúp phòng ngừa và kiểm soát bệnh thận
- Không sử dụng thuốc bừa bãi khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp nếu bạn đang bị tiểu đường và cao huyết áp
- Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để theo dõi chức năng của thận
bệnh thận angiomyolipoma là gì
Bị bệnh thận ăn cam được không
Bị bệnh thận khám ở bệnh viện nào
Có ai biết cây nổ chữa bệnh thận là cây gì không